Đang thực hiện alpharco
Menu
Menu
 Dược phẩm từ thiên nhiên 
Ngôn ngữ alpharco

Trà Sơn Kim Cúc

Giá:250,000 vnđ
Số lượng
Mua
SƠN KIM CÚC danh trà.
Từ xa xưa, trên núi Thúy có loài cúc vàng, cánh lá nhỏ, rất quý hiếm, người dân địa phương gọi là sơn kim cúc, nghĩa là cúc mọc trên núi đá quý hiếm như vàng. Vì cúc mọc tự nhiên, hút sương trời khí núi mà sống nên rất tinh khiết.
Vì vậy người dân Ninh Bình bao đời nay luôn tự hào về thứ trà đặc sắc của quê hương núi Thúy sông Vân hữu tình mà vịnh rằng: 
Người về Non Nước quê ta
Hương trà kim cúc đậm đà tình chung.
 
 

Thông tin chi tiết

SƠN KIM CÚC DANH TRÀ.
Giai thoại
…Tương truyền rằng, quân sĩ canh giữ đồn tiền tiêu trên núi Thúy thời nhà Đinh từ năm (968-979) và gọi là ngự trấn sơn phòng, canh giữ mặt đông nam kinh thành Hoa Lư.  đã biết hái những bông hoa vàng quý hiếm hãm nước trà uống, đó là loài hoa cúc vàng, cánh lá nhỏ, rất quý hiếm, người dân địa phương gọi là Sơn kim cúc, nghĩa là cúc mọc trên núi đá quý hiếm như vàng. Vì cúc mọc tự nhiên, hút sương trời khí núi mà sống nên rất đậm đà, tinh khiết và không chỉ trên núi Dục Thúy, mà khắp các vùng núi đá Ninh Bình đều có loài Sơn kim cúc này sinh sống. Vào thế kỷ XVIII, trong chuyến Bắc tuần, vua Tự Đức nhà Nguyễn có lần về du ngoạn núi Dục Thúy, Tam Cốc – Bích Động, Trường Yên…, được thưởng thức và nghe nói công dụng độc đáo của trà Sơn kim cúc. Vốn là người con chí hiếu, ông đã ngay lập tức mang thứ cúc vàng quý hiếm mọc trên núi đá Bích Động (nay thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) về pha trà mời mẫu thân uống. Bệnh mắt của hoàng thái hậu Từ Dũ nhờ thế mà đỡ dần rồi khỏi hẳn.vì vậy người dân nơi đây còn gọi loại cúc quý hiếm này là cúc tiến vua.
 Bao đời nay người Ninh Bình luôn tự hào về thừ trà đặc sắc của quê hương núi Thúy sông Vân hữu tình mà vịnh rằng:
Người về Non Nước quê ta
Hương trà kim cúc đậm đà tình chung.
 Vào thời nhà Trần, danh sĩ Trương Hán Siêu tự Thăng Phủ, người làng Phúc An, tổng Yên Phong, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) dựng Nghênh Phong các (lầu đón gió) trên đỉnh núi Dục Thúy, thường uống trà Sơn kim cúc, hóng gió, làm thơ vịnh cảnh, vịnh hoa cúc. Ngày ngày Ông lấy việc trồng, vun tưới, tỉa tót cho từng khóm cúc làm niềm vui tao nhã và vịnh thơ về loài cúc vàng này.
 Mưa tạnh ra vườn tỉa gốc trồng
Sương gieo quanh giậu lượm từng bông
Chớ rằng nhàn ẩn nên lười nhác
Bận rộn khi ngày sắp cuối đông.
Kể từ đó, bao giai nhân mặc khách đến với Ninh Bình vì yêu mến cảnh đẹp núi Dục Thúy, vì mộ giai thoại trà Sơn kim cúc mà tìm về.

Những tác dụng tuyệt vời của hoa cúc

 

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trà hoa cúc có nhiều flavones, một lớp chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, flavones có khả năng làm giảm huyết áp và mức cholesterol, là những dấu hiệu quan trọng của nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.
Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng chất chống oxy hóa trong hoa cúc khá công hiệu trong việc điều trị chứng đau thắt ngực hoặc làm dịu những cơn đau ngực xuất phát từ bệnh động mạch vành.
Ngoài ra, tác dụng trà còn làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan như chóng mặt, mất ngủ và nhức đầu.

Uống trà hoa cúc có tác dụng gì? giải cảm

Uống trà hoa cúc có tác dụng gì? Y học cổ truyền đã sử dụng thức uống này để chữa phong hàn hoặc cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy và nhức đầu. Nhờ vào tính mát của loại thảo dược này mà chúng được dùng để hạ sốt rất hiệu quả.
Để chế biến ra những tách trà hoa cúc giúp giải cảm, bạn hãy cho vào ấm trà một thìa cà phê hoa cúc khô với hoa kim ngân và lá bạc hà khô, sau đó rót một lít nước sôi vào và đợi trà nguội dần rồi thưởng thức.

Công dụng của trà hoa cúc: làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người

Hiện tượng phát ban là do cơ thể bị nhiệt gây nên. Công dụng của trà hoa cúc có khả năng giải nhiệt. Vì thế, nó có thể sử dụng để điều trị bệnh ban đỏ. Nếu bị phát ban, bạn hãy uống trà nấu từ hoa cúc mỗi 2–3 giờ và uống trà cho đến khi các vết ban biến mất.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên tránh ăn các loại thức ăn nhiều gia vị hoặc đồ cay, nóng vì chúng sẽ góp phần làm bạn bị nóng trong người.

Trà hoa cúc có tác dụng gì? cải thiện sức khỏe đôi mắt

 

Thức uống này đem lại nhiều lợi ích cho “cửa sổ tâm hồn”. Cụ thể, nó giúp cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ, tầm nhìn yếu. Nếu mắt hay bị đau, khô hoặc đỏ do đọc sách hoặc làm việc với máy tính trong một khoảng thời gian dài, loại trà thảo dược này chính là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu tại Mỹ phát hiện chất apigenin trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và giúp các thuốc trị ung thư phát huy tác dụng hơn.
Trong các nghiên cứu ống nghiệm, apigenin đã được chứng minh là chống lại các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào vú, đường tiêu hóa, da, tuyến tiền liệt và tử cung.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên 537 người đã quan sát thấy rằng những người uống trà hoa cúc 2 – 6 lần mỗi tuần có khả năng mắc ung thư tuyến giáp ít hơn đáng kể so với những người không uống trà hoa cúc.

Trị mất ngủ, hạ huyết áp

 

Trà hoa cúc được mệnh danh là liều thuốc ngủ tự nhiên tốt nhất. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn gây cảm cúm và giúp làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, đặc biệt là làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị trằn trọc.

Uống trà hoa cúc có tác dụng gì? tiêu độc, nhuận gan

Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân và bồ công anh là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa và viêm gan cấp tính. Bạn cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn với làn da sáng mịn.

Lợi ích của trà hoa cúc: chữa đau bụng kinh nguyệt

Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ “đèn đỏ”, từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh khó chịu.
Bạn cũng có thể dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới để xoa dịu chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng trà hoa cúc bởi loại thảo dược này có thể tác động tới bào thai trong bụng.

Lợi ích khác

Một nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện ra rằng các thành phần hoạt tính trong hoa cúc có tác dụng kháng sinh chống lại một số loại vi khuẩn, đặc biệt là streptococcus và staphylococcus.
Thức uống này cũng có thể làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng, trị hôi miệng và khô miệng. Thêm vào đó, trà giúp cơ thể thư giãn bằng cách làm dịu thần kinh và thanh lọc tâm trí.

Nên uống trà nấu từ hoa cúc vào lúc nào?
Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc và nhiều loại trà khác là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
Trong nhiều trường hợp, các dược sĩ đông y khuyên mọi người nên thường xuyên sử dụng thức uống này thay cho các loại nước uống giải khát khác, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì sự chuyển biến tích cực về sức khoẻ.
Ví dụ như:

Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Cơ thể người bình thường cần tới 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa các thực phẩm giàu                mỡ. Nếu sử dụng trà sau khi ăn, đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn, tránh cảm giác ngán và đầy bụng.
Sau khi ăn mặn: Ăn mặn làm lượng muối trong cơ thể tăng cao, bạn nên uống trà để trung hòa cơ thể và nhanh chóng bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà hoa cúc thường xuyên còn góp phần giảm nguy cơ ung thư.
Sau khi vận động, ra mồ hôi: Vận động cơ thể sau một khoảng thời gian thường khiến mồ hôi ra nhiều, làm cơ thể bạn mất đi một lượng nước đáng kể và có cảm giác choáng váng, mệt mỏi. Trà là thức uống tốt nhất để bù nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu, giảm sự đau nhói của các bắp thịt do việc vận động quá mức gây nên.

Lưu ý: Dù mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng thức uống này. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng. Bạn cũng không nên dùng thức uống này để uống thuốc hoặc uống trà hoa cúc khi đang đói bụng.

Bảo quản:

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ < 30oC.
* Để xa tầm tay trẻ em.

Tiêu chuẩn cơ sở: 
TCCS: 94-001/ALPHARCO/2021


Thời hạn sử dụng:
Xem chi tiết trên sản phẩm.


 
Sản xuất tại công ty cổ phần dược phẩm Alpharco.

 

Sản phẩm khác

Xem thêm

Cao Dây Thìa Canh

Cao Dây Thìa Canh

Cao Giảo Cổ Lam

Cao Giảo Cổ Lam

Trà Túi Lọc Cốt Toái Bổ

Trà Túi Lọc Cốt Toái Bổ
Giỏ hàng của bạn ( 0 ) Sản phẩm
Tin nổi bật
Thứ 5, 24/12/2020
Với thành phần là Rượu gạo nếp, Đông trùng hạ thảo tươi kết hợp cùng Táo đỏ Hàn Quốc, Câu kỷ tử và các dược liệu quý hiếm khác, dựa trên bài thuốc cổ phương theo nguyên tắc của...
Thứ 6, 20/05/2016
Thứ 6, 20/05/2016
Hỗ trợ trực tuyến

Alpharco 1

Alpharco 2

Alcardus
Đông trùng hạ thảo Alphartol
Nattogink
Sữa bột Regilac
Hình ảnh
Đối tácalpharco
preview

  • alpharco
  • alpharco
  • alpharco
  • alpharco
  • alpharco